Muỗi luôn là nỗi ám ảnh đối với người Việt Nam ở mọi miền tổ quốc, ở miền Bắc mùa hoa xoan được hiểu như mùa của muỗi.
Muỗi là nguyên nhân lây truyền nhiều dịch bệnh rất nguy hiểm, việc phòng
và chống muỗi hàng năm của nước ta càng trở nên bức thiết và tiêu tốn
rất nhiều tiền của công sức.
Ngày nay, công nghệ hiện đại sử dụng nhiều các loại hóa chất diệt muỗi,
tuy nhiên các hóa chất này thường chứa từ 5-25% chất hóa học DEET, chất
này có nhiều nguy cơ tiềm tàng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khẻo con
người – đặc biệt là trẻ em.
Vì vậy, việc sử dụng những cách đuổi muỗi tự nhiên là một việc làm hết sức ý nghĩa và không gây tốn kém, lãng phí. Sau đây là 8 loại cây hoa tác dụng đuổi muỗi nên trồng trong vườn nhà bạn.
1. Cây Sả

Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất thuốc trừ muỗi chính được chiết xuất từ Sả, nó có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, cũng như tìm được bạn.
Còn gọi là cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao.
Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu
năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài
tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ
không cuống.
Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn
gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm,
làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết
xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.
2. Ngũ gia bì

Tên thông thường: Ngũ gia bì xanh, Sâm non, cây chân chim
Chậu cây ngũ gia bì có chiều cao từ 1,3 – 1,8 mét, tán lá từ 30 – 35 cm… thích hợp đặt trong văn phòng. Cây phát triển cao. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình
trứng. Lá cây ngũ gia bì xanh này có màu xanh đậm, xẻ thủy… có hình
dạng như bàn chân con chim nên người ta còn cây là cây chân chim. Khi
hái lá vò… nghe mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu.
3. Cây bắt mồi – cây nắp ấm

Tên thường gọi: Nắp ấm, Bình nước, Trư lung thảo, Cây bắt mồi
Cây nắp ấm
thuộc loài nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, trong đó có
Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây
Nguyên cho tới Cà Mau.
Nắp ấm
thân có hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già. Lúc đầu
non có lông sau nhẵn, thân sẽ rất dai, đường kính thân khoảng 5-6mm
(loại thấp) hoặc 10-20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình
bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2
vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng,
nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm.
4. Cây Hương Thảo
Cây Hương Thảo được biết như là loại
cây cảnh trong vườn, chúng là loài
cây bụi dễ trồng, có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh.
Cây Hương thảo
có thể phát triển khá lớn và duy trì sự sống trong nhiều năm, có thể
được cắt tỉa thành các hình dạng chính thức và hàng rào thấp, Nó có thể
dễ dàng được trồng trong chậu để làm cảnh, thường nở hoa vào 2 mùa Xuân,
Hạ.
5. Cúc vạn thọ
Cây cúc vạn thọ là cây được xem là khắc tinh của nhiều loài côn trùng có hại trong đó có muỗi. Vì thế cách đơn giản là bạn có thể trồng nhiều
cây cúc vạn thọ với nhiều màu sắc khoe hương nhằm giúp cho
khu vườn nhà bạn càng rực rỡ vừa phòng chống muỗi hiệu quả.
6. Cây húng thơm – cây húng chanh

Cây húng thơm được xem là một trong cây thảo dược tốt cho sức khỏe, vừa
có thể phòng chống muỗi. Tình dầu của cây húng thơm có tác dụng xua
đuổi muỗi và chống muỗi một cách hiệu quả cho gia đình.
7. Cây bạc hà

Theo các chuyên giá cho biết bạc hà được coi là thảo dược cổ xưa nhất
thế giới, mang lại nhiều hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn
trùng. Khi bạn trồng cây bạc hà xung quanh nhà giúp xua đuổi và tiêu
diệt muỗi, ngoài ra còn làm cho côn trùng khác tránh xa như kiến, ong,
gián. Tinh dầu bạc hà còn được sử dụng như các loại thuốc tiêu diệt côn
trùng thân thiện với môi trường sống
8. cây Hoắc hương

Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin Benth., Họ Hoa môi –
Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây hoắc hương là Quảng hoắc hương, Thổ
hoắc hương, là cây cỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím. Thân lá có
lông, lá mọc đối, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành
bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc
nước ta, nhiều nhất tại Kim Sơn – Ninh Bình, Hưng Yên. Hoắc hương được
trồng chủ yếu lấy lá và cành làm thuốc.