Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Tưới nhỏ giọt – Giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Nói đến hệ thống tưới nhỏ giọt phải kể đến tập đoàn Netafim - Israel nổi tiếng thế giới về Công nghệ tưới tiết kiệm nước. Netafim hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên mà đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu, đã cung cấp thiết bị cho 110 quốc gia trên thế giới, tại các vùng khí hậu khác nhau với doanh số năm 2010 hơn 800 triệu USD.


Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

Để có hệ thống tưới nhỏ giọt đạt yêu cầu, nhất là trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nó phải là một hệ thống vận hành một cách tinh tế và “cảm nhận” được sự lớn lên, phát triển từng ngày cho mỗi loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày, và phải cung cấp nước tưới và phân bón thích hợp nhất để đạt kết quả vụ mùa như mong muốn của nhà nông.

Các hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ được thiết kế, lắp đặt dựa trên một nguyên lý chung: bộ trung tâm thông thường gồm có bộ lọc, đồng hồ đo áp lực nước, bộ châm dinh dưỡng, van xả khí; các đường ống chính, ống nhánh, và ống nhỏ giọt; và van điều áp để điều chỉnh áp lực trong hệ thống ống. Có rất nhiều các loại thiết bị nhỏ giọt phù hợp sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau.

Các thiết bị chính của một hệ thống tưới nhỏ giọt:

1. Ống nhỏ giọt (Drip inline ): Ống nhỏ giọt là những ống dẫn nước bằng nhựa PE với đường kính ống và độ dày ống khác nhau được gắn chìm bên trong giọt rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của cây trồng và suất đầu tư mà chúng ta có thể lựa chọn loại dây nhỏ ống những đầu nhỏ giọt với khoảng cách và lưu lượng của đầu nhỏ giọt để sử dụng.

2. Hệ thống Lọc: Hệ thống lọc là phần quan trọng nhất của hệ thống tưới nhỏ giọt. Có nhiều loại lọc khác nhau: lọc màng, lọc đĩa, lọc giá thể, lọc tách cát. Các hệ thống lọc sẽ được vệ sinh lõi lọc bằng tay, bán tự động và tự động theo áp lực hoặc thời gian. Tùy theo chất lượng nguồn nước, Netafim sẽ cung cấp một hệ thống lọc đảm bảo dây nhỏ giọt hoạt động tốt, nước và phân bón hoà tan sau khi đi qua hệ thống lọc sẽ được đưa vào hệ thống nhỏ giọt cung cấp cho cây trồng.

3. Hệ thống định lượng và châm phân bón: 60% công dụng của hệ thống tưới nhỏ giọt là sử dụng phân bón qua hệ thống. Phân bón hòa tan trong nước được đưa chính xác vào bộ rễ tích cực của cây trồng hàng ngày hoặc nhiều lần trong một ngày với liều lượng xác định.

Bộ định lượng và châm phân bón có thể điều khiển tự động để hút phân từ 5 kênh châm phân khác nhau với tỷ lệ đấu trộn theo khối lượng và được kiểm soát bằng độ dẫn điện và độ pH của dung dịch tưới. Các trang trại nhỏ hoặc suất đầu tư thấp có thể sử dụng những bộ châm phân bón đơn giản bằng cơ cho từng loại phân bón với việc kiểm soát khối lượng phân cung cấp ở mức độ tương đối.

4. Hệ thống điều khiển tưới tự động: Hệ thống tưới sẽ được điều khiển bằng lưu lượng, thời gian hay bằng những sensor cảm biến ẩm độ hay nhiệt độ. Hệ thống điều khiển sẽ đóng mở máy bơm và van điện để tưới theo rất nhiều những chương trình tưới được lập trình sẵn. Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây Cable hay tín hiệu sóng radio) cho những diện tích lớn từ vài trăm đến hàng ngàn hecta.

5. Đối với cây trồng trong chậu, Công ty Netafim cung cấp ống Capinet với lưu lượng 2L/h, cắm thắng vào thân ống nhánh PE không cần đầu nối. Đầu nhỏ giọt nằm trong ống mềm 3mm và nước sẽ đi xuyên qua đầu nhỏ giọt để đến điểm cần tưới. Các đoạn ống Capinet có chiều dài từ 0.6 đến 1.2m và đảm bảo độ đồng đều về lưu lượng ở những độ dài khác nhau của ống.

Ưu điểm dễ nhận thấy khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác rau và hoa trong nhà kính, là người nông dân có thể tiết kiệm được từ 30 đến 50% lượng nước tưới, tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, tiết kiệm công chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Thông qua hệ thống này, việc duy trì độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng được thuận tiện và chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp tưới khác. Như vậy nhìn một cách tổng thể, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp người nông dân nâng cao mật độ canh tác, tăng năng suất, và quan trọng hơn là chất lượng nông sản luôn được đảm bảo qua việc quản lý được dinh dưỡng cây trồng.

Một nông dân trồng hoa cúc ở Đà Lạt chia sẻ: “Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để sản xuất cúc, nông dân tiết kiệm được phân. Thông qua hệ thống này, có thể sử dụng được các loại phân hóa lỏng để bơm thẳng vào rễ cây thì năng suất sẽ tăng hơn. Nếu mà không sử dụng công nghệ này thì không sử dụng được các loại phân hóa lỏng đó. Khi sử dụng hệ thông này, mình phải sử dụng với chu kỳ ổn định: ví dụ một tuần bón phân 3 lần thì cứ thế mà mình làm một tuần 3 lần. Năng suất có thể tăng gấp đôi, cành hoa dài, mập…”.

Một nông dân khác trồng hoa hồng phân tích: “Vì hoa hồng là cây dài ngày, nếu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đất giảm sự bạc màu, đất không bị nén, bản thân người nông dân kiểm soát được phân bón-đây là vấn đề rất là quan trọng vì nếu bỏ nhiều phân qúa trong 10 năm sẽ làm cho đất bị thoái hoá. Nếu mình kiểm soát được thì hạn chế sự thoái hóa của đất đi. Thường mình làm hoa hồng trong nhà mái che thì ẩm độ cao, mà tưới nhỏ giọt thì kiểm soát được độ ẩm…”.

Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tố hơn cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù phải bỏ tiền đầu tư một lần trong khi nhiều lúc giá nông sản cao thấp thất thường, tuy nhiên hiểu rõ được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vi tưới, người trồng Rau Hoa trên địa bàn Lâm Đồng vẫn đã và đang đầu tư từng bước hệ thống tưới nhỏ giọt. Nhận thức được rằng muốn mở rộng thị trường, muốn đưa cây rau và hoa xuất khẩu…. thì yếu tố theo chốt vẫn là nâng cao chất lượng nông sản, tính cạnh tranh cao, để đạt được điều đó, con đường ngắn nhất vẫn là ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, trong đó có công nghệ tưới.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Trồng rau sạch tại nhà đủ 4 gia đình ăn


Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Sau một lần ăn rau bị ngộ độc, vợ chồng ông Đinh Xuân Toàn (Ba Đình, Hà Nội) quyết tâm trồng rau sạch. 7 năm nay, ban công nhà ông đủ cung cấp rau quả cho 4 gia đình.
Bà Xuân (vợ ông Toàn) cho biết, gần chục năm trước bà đi chợ mua cải ngọt về cả nhà 3 người ăn. Hai người phải đi bệnh viện cấp cứu ngay khi vừa xong bữa cơm. Từ đó gia đình bà rất sợ các loại rau củ tươi tốt, có ăn cũng chỉ tìm mua loại sâu, xấu và ngâm rửa cẩn thận.
 
Năm 2008 ông bà làm nhà mới, quyết tâm biến sân thượng thành nơi trồng rau. Ban công mỗi tầng còn đặt thêm các thùng xốp, có dây chằng cố định. Tổng diện tích trồng rau trên 30 m2, mùa nào thức nấy. 
 
Họ chọn loại đất thịt để về trồng rau, không hề cho thêm phân bón. Có một thời gian vợ chồng ông Toàn nhặt gáo dừa xếp chật kín các ban công. Cứ mỗi gáo dừa trồng một cây cải lá to, xanh um tùm. Vài năm nay họ trồng rau vào thùng xốp.
 
Hệ thống nước tự tưới kéo dài khắp các thùng rau. Những lúc vắng nhà, ông chỉ cần điều chỉnh hệ thống tưới là đảm bảo vườn rau luôn được chăm sóc. Trên sân thượng cũng có một chum nước gạo để tưới thêm cho rau.
 
Vì trồng rau sạch hoàn toàn nên lâu mới cho thu hoạch. Với rau cải phải mất khoảng một tháng để cho lứa lá đầu tiên. Rau muống cũng cần thời gian ngần ấy mới được một lứa.
 
Từ rằm tháng Bảy, ông Toàn và vợ đã đi mua giống su hào, bắp cải về trồng. Loại rau này phải mất 6 tháng mới bắt đầu thu hoạch.
 
Một củ su hào lớn nhất trong vườn, được trồng hơn 3 tháng. Bà Xuân cho biết thêm, mọi năm nhà bà còn trồng được giống su hào vỏ tím ăn rất giòn và ngọt.
 
Ngoài các loại rau canh, rau thơm, gia đình còn trồng một số cây ăn quả như ổi, táo, thanh long. Dây thanh long này trồng 3 năm, đã bón quả từ năm ngoái, sang năm nay đậu hơn 30 quả.
 
Khu vườn này còn có đậu xanh, đậu đỏ, lạc, bí đao, mướp và một số loại cây thuốc.
 
Một cây gấc trồng từ năm 2008, dây bám từ tầng 1 lên tầng thượng, mỗi năm cho vài chục quả chín.
 
Mùa này thời tiết thuận lợi, ông bà có thể hái được 2 lứa lá rau cải mỗi tuần, ngoài ra còn có các loại rau thơm khác để phân phối cho gia đình 3 người con. 
 
"Sáng sớm hai vợ chồng tôi ra vườn ngắm rau cho mát mắt rồi mới làm cỏ, chăm bón, buổi chiều cũng vậy. Đêm đến, tôi bấm đèn pin còn ông ấy bắt sâu. Ai đến nhà tôi cũng thích vườn rau này", bà Xuân chia sẻ. Với ông bà, chăm sóc vườn rau là một trong những niềm vui nho nhỏ mà không thể thiếu ở tuổi già.
 

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

8 loại cây hoa tác dụng đuổi muỗi nên trồng trong vườn nhà bạn

Muỗi luôn là nỗi ám ảnh đối với người Việt Nam ở mọi miền tổ quốc, ở miền Bắc mùa hoa xoan được hiểu như mùa của muỗi.

Muỗi là nguyên nhân lây truyền nhiều dịch bệnh rất nguy hiểm, việc phòng và chống muỗi hàng năm của nước ta càng trở nên bức thiết và tiêu tốn rất nhiều tiền của công sức.

Ngày nay, công nghệ hiện đại sử dụng nhiều các loại hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên các hóa chất này thường chứa từ 5-25% chất hóa học DEET, chất này có nhiều nguy cơ tiềm tàng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khẻo con người – đặc biệt là trẻ em.

Vì vậy, việc sử dụng những cách đuổi muỗi tự nhiên là một việc làm hết sức ý nghĩa và không gây tốn kém, lãng phí. Sau đây là 8 loại cây hoa tác dụng đuổi muỗi nên trồng trong vườn nhà bạn.

1. Cây Sả
canh dong sa
Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất thuốc trừ muỗi chính được chiết xuất từ Sả, nó có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, cũng như tìm được bạn.

Còn gọi là cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao. Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.

Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.

2. Ngũ gia bì

cay ngu gia bi cam thach (9)
Tên thông thường: Ngũ gia bì xanh,  Sâm non, cây chân chim

Chậu cây ngũ gia bì có chiều cao từ 1,3 – 1,8 mét, tán lá từ 30 – 35 cm… thích hợp đặt trong văn phòng. Cây phát triển cao. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Lá cây ngũ gia bì xanh này có màu xanh đậm, xẻ thủy… có hình dạng như bàn chân con chim nên người ta còn cây là cây chân chim. Khi hái lá vò… nghe mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu.

3. Cây bắt mồi – cây nắp ấm

cay nap am
Tên thường gọi: Nắp ấm, Bình nước, Trư lung thảo, Cây bắt mồi
Cây nắp ấm thuộc loài nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Cà Mau.
Nắp ấm thân có hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già. Lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân sẽ rất dai, đường kính thân khoảng 5-6mm (loại thấp) hoặc 10-20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm.

4. Cây Hương Thảo
cay-huong-thao
Cây Hương Thảo được biết như là loại cây cảnh trong vườn, chúng là loài cây bụi dễ trồng, có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh.
Cây Hương thảo có thể phát triển khá lớn và duy trì sự sống trong nhiều năm, có thể được cắt tỉa thành các hình dạng chính thức và hàng rào thấp, Nó có thể dễ dàng được trồng trong chậu để làm cảnh, thường nở hoa vào 2 mùa Xuân, Hạ.

5. Cúc vạn thọ
hoa cuc da lat 3

Cây cúc vạn thọ là cây được xem là khắc tinh của nhiều loài côn trùng có hại trong đó có muỗi. Vì thế cách đơn giản là bạn có thể trồng nhiều cây cúc vạn thọ với nhiều màu sắc khoe hương nhằm giúp cho khu vườn nhà bạn càng rực rỡ vừa phòng chống muỗi hiệu quả.

6. Cây húng thơm – cây húng chanh
cay-hung-chanh
Cây húng thơm  được xem là một trong cây thảo dược tốt cho sức khỏe, vừa có thể phòng chống muỗi. Tình dầu của cây húng thơm có tác dụng xua đuổi muỗi và chống muỗi một cách hiệu quả cho gia đình.

7. Cây bạc hà
hung-thom-hung-chanh
Theo các chuyên giá cho biết bạc hà được coi là thảo dược cổ xưa nhất thế giới, mang lại nhiều hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng. Khi bạn trồng cây bạc hà xung quanh nhà giúp xua đuổi và tiêu diệt muỗi, ngoài ra còn làm cho côn trùng khác tránh xa như kiến, ong, gián. Tinh dầu bạc hà còn được sử dụng như các loại thuốc tiêu diệt côn trùng thân thiện với môi trường sống

8. cây Hoắc hương

hoac-huong-s

Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin Benth., Họ Hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây hoắc hương là Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương, là cây cỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím. Thân lá có lông, lá mọc đối, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc  thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại Kim Sơn – Ninh Bình, Hưng Yên. Hoắc hương được trồng chủ yếu lấy lá và cành làm thuốc.